Tọa đàm
QUẢN LÝ ĐẠO ÔN TRÊN LÚA THU ĐÔNG

Thời tiết mưa nắng thất thường làm nguyên nhân chính làm cho các ruộng lúa trong vụ thu đông vừa bị đạo ôn lá và vừa bị thối thân thối gốc, diễn tiến của bệnh rất nhanh, tỉ lệ chết cây lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất. Trong giai đoạn lúa trổ chín, bệnh xâm nhập vào cổ lá cổ bông cản trở quá trình quang tổng hợp và vào chất dinh dưỡng của lúa, nếu ruộng bị nhiễm bệnh nặng thì các liệu pháp trị bệnh sẽ không đạt hiệu quả làm tăng chi phí sản xuất, năng suất sụt giảm.

 
Trước tình hình đó Toạ đàm Sức mạnh sinh học với chủ đề “Quản lý đạo ôn trên lúa Thu – Đông” được thực hiện ngày 13/08/2016 tại Đài THVL1 nhằm bảo vệ cây lúa khoẻ và đảm bảo năng suất lúa trong vụ lúa thu đông này.
 
Theo nhận định của PGS.TS Phạm Văn Kim, làm lúa ba vụ thì lúc nào trên ruộng cũng có lúa và đồng nghĩa lúc nào trên ruộng cũng có nấm bệnh đạo ôn, thời tiết ẩm ướt và nhiệt độ mát là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh đạo ôn phát triển.
 
Anh Nguyễn Văn Việt ở huyện Vũng Liêm – Vĩnh Long có gửi câu hỏi ảnh sau “Lúa tôi đang bị đạo ôn, bộ lá bị hư hại nhiều. Tôi đang chuẩn bị bón phân đón đòng, vậy chế độ phân bón như thế nào để cây lúa hồi phục nhanh, tạo đòng to, khỏe?”
 

 
Th.S Nguyễn Văn Liêm giải đáp như sau: “Theo như hình trên, ruộng lúa bị bệnh đạo ôn khá nặng và vết bệnh đã cũ. Đầu tiên cần trị dứt bệnh đạo ôn mới được bón phân đón đòng vì nếu bệnh còn mà bón phân có đạm thì sẽ làm bệnh nặng hơn. Khi bón phân giai đoạn đón đòng cần bón phân đạm, kali và bổ sung thêm trung vi lượng, Canxi hoặc Silic vì đây là những chất giúp tăng sức chống chịu, sức đề kháng của cây. Chú ý: Phối trộn phân bón với công thức phù hợp và ít bón phân đạm”
 
 Anh Ngô Văn Vĩnh ở huyện  Bình Minh – Vĩnh Long cũng có đặc câu hỏi “Ruộng tôi 20 ngày, ruộng sạ dày, nay lá lúa phát triển mạnh, tôi lo lắng bệnh đạo ôn lá sẽ tấn công gây hại. Xin hỏi nhà khoa học là tôi nên làm thế nào để hạn chế bệnh? Có cần bổ sung thêm vi lượng để cây cứng chắc hay không?”
 

 
PGS.TS Phạm Văn Kim giải đáp như sau: “Dự đoán qua hình trên thì khoảng 2 đến 3 ngày thì bệnh đạo ôn sẽ bùng phát, do đó ta nên ngừa bệnh hay trị bệnh sớm bằng thuốc đặt trị bệnh đạo ôn, phải phun nhiều nước và nhiều bình phun (bình 16 lít thì 3 bình/công, bình 25 lít thì 2 bình/công) để thuốc thấm tới các tầng lá bên dưới để có hiệu quả. Bên cạnh đó, cần bón thêm phân Kali khoảng 2kg/công. Bón Phân đón đòng cần quan sát màu lá lúa, nếu lá lúa vẫn xanh như hình thì cần giảm ít nhất 50% lượng phân đạm, nếu lá xanh hơn thì cắt luôn lượng phân urê và chỉ bón phân DAP và Kali.”
 
Anh Lê Phước Tân - ở huyện Càng Long, Trà Vinh đã gửi về đài thắc mắc kèm theo hình ảnh sau: “Ruộng tôi hồi trước bị đạo ôn lá, đã trị hết bệnh nhưng nay lúa trổ thì đạo ôn tấn công cổ lá, cổ bông. Vậy cho tôi hỏi, có phải do mầm bệnh còn lưu lại từ đầu vụ hay mầm bệnh mới xâm nhiễm đến ruộng? Vì sao nấm bệnh đạo ôn không lây lan theo nước nhưng chúng lại phát triển mạnh trong vụ Thu Đông có mưa nhiều như hiện nay?”
 

 
ThS Nguyễn Văn Liêm giải đáp như sau: “Theo như hình trên lúa đang bị bệnh đạo ôn cổ bông và như thông tin được cung cấp ruộng lúa đã từng bị bệnh đạo ôn lá và được trị xong. Khi nấm bệnh đạo ôn được hình thành và phát triển thì chúng sẽ phát sinh ra các bào tử, nếu ở giai đoạn gần trổ thì những lá ở trên có có các bào tử gây bệnh thì khả năng tiếp tục gây bệnh cho giai đoạn sau. Nếu đã điều trị dứt điểm bệnh đạo ôn mà lúa vẫn tiếp tục bị bệnh thì nguyên nhân có thể là do nấm bệnh ở các ruộng khác bay lại. Mặc dù bệnh đạo ôn không lây lan theo nước nhưng vụ Thu Đông thời tiết thất thường, nhiệt độ thấp nhỏ hơn 28o  vào ban đêm nên thích hợp cho bệnh đạo ôn phát triển.”
 
Nguồn: Tọa đàm SMSH đài THVL1 kỳ 76
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25987540 | Online: 54