Tọa đàm
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN CHÚ Ý TRONG VỤ LÚA ĐÔNG XUÂN SỚM
Vụ lúa Đông Xuân năm 2016 – 2017, vùng sản xuất lúa ở ĐBSCL giảm gần 5000 heta so với năm trước. Bộ nông nghiệp và PTNT dự báo nguồn nước tưới cũng gặp rất nhiều khó khăn. Theo nhận định của Cục BVTV diễn biến phức tạp của thời tiết, thuỷ văn sẽ là yếu tố làm gia tăng áp lực dịch hại trên các trà lúa Đông Xuân năm 2016 - 2017.  
 
Dự báo từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2016 sẽ có rầy nâu di trú từ tuần thứ 3 đến cuối tháng. Vào tháng 12 năm 2016 rầy nâu từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các trà lúa mùa từ Campuchia sẽ di trú theo gió mùa đông bắc đến ĐBSCL. Bà con nông dân nên theo dõi để có thể né rầy hạn chế thấp nhất khả năng lây truyền bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá, kịp thời phòng trị khi rầy nâu xuất hiện với mật số cao. Ngoài ra giai đoạn mới xuống giống cần chú ý đề phòng dịch hại có xu hướng tích luỹ gia tăng mật số trong điều kiện lũ nhỏ.
 
Giám đốc Trung tâm BVTV phía Nam, TS.Lê Quốc Cường chia sẻ: Do khi làm lúa Thu Đông xong bà con tiến hành làm đất và sạ lại vụ lúa Đông Xuân liền, làm cho đất không có thời gian nghỉ nên lúa dễ bị ngộ độc hữu cơ. Lũ nhỏ và làm ba vụ liên tục tạo điều kiện cho chuột có nơi cư ngụ và phát triển. Ốc bưu vàng cũng phát triển mạnh trong điều kiện lũ nhỏ nguồn thức ăn trên ruộng nhiều.
 
Theo TS.Lê Thanh Tùng chia sẻ: “Tình hình xâm nhập mặn được dự báo sẽ lên vào cuối tháng 12 đầu tháng giêng và kéo dài đến tháng 05. Các khu vực nằm ở vùng ven biển ở ĐBSCL cần xuống giống sớm trước tháng 10 để khi mặn xâm nhập thì lúa đã trổ, nước mặn lên thì ngăn không cho nước mặn vào và hạn chế vấn đề khô hạn cho lúa.”
 
Tại Tọa đàm Sức mạnh Sinh học trên kỳ 80 trên Đài THVL1 Nông dân Hà Thanh Hùng ở Vũng Liêm, Vĩnh Long đặt câu hỏi như sau: 

“Gần đây tôi có nghe nhiều nhà khoa học nói trên vùng đất bị hạn mặn nên bón vôi để cải tạo đất, nâng độ pH. Vậy xin hỏi trên đất nhiễm phèn nhẹ bón vôi có tác dụng như vậy không? Vì sao trước đây các nhà khoa học ít nói đến vôi mà chỉ khuyến cáo nên bón lót lân trong khâu làm đất?”  
 
 
 TS.Nguyễn Văn Liêm giải thích như sau: “Vôi có vai trò rất quan trọng đối với cây lúa, ngoài cung cấp Canxi cho lúa ra vôi còn bổ sung thêm Magie và Lưu huỳnh,.. trên vùng đất bị hạn mặn nên bón vôi để cải tạo đất, nâng độ pH,…và đã được các nhà khoa học khuyến cáo thực hiện từ rất lâu, bên cạnh đó trên đất phèn cũng đã được khuyến cáo sử dụng vôi từ nhiều năm nay. Vôi có vai trò chống thoái hoá vì hoà tan được nhiều kim loại và tăng độ chua của đất, hạn chế được ngộ độc phèn, ngộ độc mặn và ngộ độc hữu cơ, ngoài ra vôi còn có khả năng diệt nấm bệnh và vi khuẩn, tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng hấp thu được các dưỡng chất như: phân hữu cơ, vô cơ, xử lý thuốc trừ cỏ hiệu quả hơn. Khuyến cáo: Một công đất bón khoảng  20 - 30kg vôi (vôi sulfat) đối với đất không bị nhiễm mặn và phèn, đối với đất bị nhiễm phèn nên sử dụng vôi nung không nên sử dụng vôi sulfat vì sẽ làm tăng độ phèn trong đất.”
 
 Anh Nguyễn Văn Hạnh ở Cai Lậy - Tiền Giang cũng có thắc mắc kèm theo hình ảnh như sau: “Năm nay trên đồng ít nước nên ốc bươu vàng sinh sôi rất nhiều. Nông dân sợ nhất là mấy con ốc nhỏ cở đầu ngón tay út diệt rất khó. Vậy xin hỏi hiện nay có loại thuốc nào đặc trị diệt  được cả ốc nhỏ và ốc lớn để chúng tôi lựa chọn trong vụ Đông Xuân tới đây?”
 

 
Chị Trần Thị Bích Trân giải đáp như sau: “Trứng ốc trên  thì chưa có thuốc trị nhưng ốc nhỏ và ốc lớn muốn xử lý cần trục đất, sau đó cho nước vào để tiến hành thay nước để loại bỏ ốc ra khỏi ruộng, tiếp theo bà con sử dụng thuốc diệt ốc  TTSnailtagold để phun diệt ốc trước khi sạ lúa, sau 24 giờ khai nước ra thật khô sau đó tiến hành sạ lúa. Bà con cần quản lý nước kỹ trong 24h để ốc không sống lại.”
 
Bên cạnh đó Anh Nguyễn Trường Hải ở Đức Hòa, Long An cũng đã gửi về đài hình ảnh kèm theo câu hỏi sau: “Mấy năm nay chuột gây hại ngày càng nặng, có ruộng bị thất thu 40-50% năng suất. Năm nay lũ nhỏ chuột sẽ còn nhiều hơn nữa. Nhưng tôi thấy trong chương trình dự báo sâu bệnh chỉ cảnh báo toàn rầy nâu, sâu cuốn lá, bệnh đạo ôn mà ít nói đến chuột. Vậy xin hỏi trong vụ Đông Xuân năm nay ngành chức năng có chuẩn bị kế hoạch gì diệt chuột hay không?”
 
 
Theo kinh nghiệm phòng diệt chuột ảnh hưởng đến lúa Anh Bình - một nông dân đến từ Cai Lậy, Tiền Giang chia sẻ: “Nên dọn sạch cỏ và cây cối để ngăn chặn nơi cư ngụ của chuột, bắt chuột  để bán hoặc ăn thay vì sử dụng thuốc chuột.”
 
TS.Lê Thanh Tùng tư vấn thêm với bà con nông dân rằng: “Cần có kế hoạch diệt chuột đồng loạt và theo chỉ thị của cơ quan chuyên môn, dùng thuốc diệt chuột nên sử dụng thuốc sinh học hạn chế sử dụng thuốc hoá học sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ con người”
   
                                                        Cần Thơ, ngày 12 tháng 10 năm 2016
Trích: Tọa đàm SMSH đài THVL1 kỳ 80
 
   
Copyright 2016 by TANTHANHCO® . All rights reserved. Designed by nicedesign
Visited: 25985965 | Online: 53